/Data/Sites/1/media/logo/logo2.png

Điều trị bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) từ nhẹ đến trung bình ở người lớn có xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 dương tính và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh nặng.

Molnupiravir Stella

/Data/Sites/1/media/logo/logo2.png
/Data/Sites/1/media/san-pham-1/banner-san-pham_lactamom.png

Cốm lợi sữa

/Data/Sites/1/media/san-pham-1/banner-san-pham_lactamom.png
/Data/Sites/1/media/san-pham-1/banner-san-pham_cufo.png

2,4-Dichlorobenzyl alcohol 1,2 mg

Amylmetacresol 0,6 mg

/Data/Sites/1/media/san-pham-1/banner-san-pham_cufo.png
/Data/Sites/1/media/logo/logo3.png
Xịt mũi trị viêm mũi xoang

Xoangspray

/Data/Sites/1/media/logo/logo3.png
/Data/Sites/1/media/san-pham-1/banner-san-pham_lufogel.png

Hỗn dịch uống

/Data/Sites/1/media/san-pham-1/banner-san-pham_lufogel.png

Molnupiravir STELLA 400 mg

Thuốc kháng virus đường uống, thuốc kháng vi rút tác động trực tiếp.
Tác dụng chính của hoạt chất Thuốc kháng virus đường uống, thuốc kháng vi rút tác động trực tiếp.
 
Quy cách Hộp 2 vỉ x 10 viên
Hạn dùng 08 tháng kể từ ngày sản xuất
Thành phần Mỗi viên nang cứng chứa molnupiravir 400 mg
Dạng bào chế Viên nang cứng
Nhà sản xuất Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm - Chi nhánh 1
Hướng dẫn sử dụng
Chỉ định
add remove
Điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển bệnh nặng.
Cách dùng và liều dùng
add remove

Liều dùng:

Người trưởng thành:

  • Liều khuyến cáo: Uống 800 mg molnupiravir (2 viên) mỗi 12 giờ trong 5 ngày.
  • Độ an toàn và hiệu quả của molnupiravir khi dùng trong khoảng thời gian lâu hơn 5 ngày chưa được xác định. Nên uống molnupiravir sớm nhất có thể sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi bắt đầu khởi phát triệu chứng.

Quên liều:

  • Nếu quên một liều molnupiravir trong vòng 10 giờ so với thời điểm cần sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống ngay khi có thể và dùng lại thuốc theo chế độ liều thông thường.
  • Nếu quên một liều hơn 10 giờ, bệnh nhân không nên uống lại liều đã quên mà thay vào đó hãy uống liều kế tiếp theo lịch trình. Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

Giới hạn sử dụng:

  • Không được sử dụng molnupiravir quá 5 ngày liên tiếp.
  • Không được sử dụng molnupiravir để dự phòng trước hay sau phơi nhiễm.
  • Không sử dụng để điều trị khởi đầu cho bệnh nhân cần nhập viện do Covid-19. Do chưa ghi nhận lợi ích của molnupiravir khi khởi đầu sử dụng ở đối tượng bệnh nhân này. Các bệnh nhân đã được sử dụng molnupiravir trước khi nhập viện có thể tiếp tục sử dụng thuốc cho đủ liệu trình điều trị.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều molnupiravir theo tuổi.

Người bị suy thận, suy gan: Không cần điều chỉnh liều molnupiravir ở bệnh nhân suy thận, suy gan.

Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của molnupiravir ở bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Không có dữ liệu. Khuyến cáo không nên dùng cho những đối tượng này.

Cách dùng:

Dùng đường uống, có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Nên uống nguyên viên thuốc với đủ lượng nước (ví dụ: 1 ly nước). Không mở, cắn hoặc nhai viên thuốc.

Chống chỉ định
add remove
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phản ứng bất lợi
add remove

Rối loạn hệ thống thần kinh:

  • Thường gặp: Chóng mặt.

Rối loạn đường tiêu hóa:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn.
Thận trọng
add remove
  • Dữ liệu lâm sàng của molnupiravir còn hạn chế.Các tác dụng phụ nghiêm trọng và không mong muốn có thể xảy ra mà chưa được báo cáo trước đây khi sử dụng molnupiravir.
  • Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Tính an toàn và hiệu quả của molnupiravir chưa được xác định ở bệnh nhân trẻ em.
  • Không dùng molnupiravir cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau khi dùng liều molnupiravir cuối cùng.
  • Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng phụ ở trẻ sơ sinh từ molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong khi điều trị với molnupiravir và trong 4 ngày sau liều cuối cùng. Người đang cho con bú có thể xem xét việc ngừng cho con bú và có thể cân nhắc việc bơm và vắt bỏ sữa mẹ trong khi điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng.
  • Nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai đáng tin cậy một cách chính xác và nhất quán trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối cùng.
  • Thuốc này có chứa dưới 1 mmol (23 mg) natri trong mỗi liều (2 viên), về cơ bản được xem như “không chứa natri”.
  • Chưa có đủ thông tin về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Câu hỏi thường gặp
1. Sử dụng Molnupiravir có gây hại lên các bệnh nhân có bệnh nền (ung thư, tim mạch, tiểu đường, gan, thận, ...) hoặc ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh này hay không?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Một điều rất đáng quý của thuốc Molnupiravir là rất ít gây tương tác thuốc và không ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của các bệnh lí khác. Vì vậy bệnh nhân bị nhập viện vì một bệnh lí khác (thí dụ như đái tháo đường), nếu nhiễm COVID-19 và có chỉ định điều trị (do tuổi cao hoặc do có bệnh nền) thì vẫn có thể và nên chỉ định điều trị COVID-19 với Molnupiravir. Các nghiên cứu viên của Đại học Y Dược đã có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 có tuổi rất cao (99 tuổi) hoặc có nhiều bệnh nền. Điều quan trọng là phải tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân và người nhà bởi vì ở những người này, bệnh diễn tiến nặng có thể không phải do thuốc Molnupiravir hay do bệnh COVID-19 mà do tuổi cao hay bệnh nền ảnh hưởng đến tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)

2. Những ai nên dùng Molnupiravir?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Để có hiệu quả tối ưu, Molnupiravir nên được dùng cho bệnh nhân nhiễm COVID– 19 lớn tuổi (trên 50 tuổi), có bệnh nền hoặc những người chưa tiêm vacxin. Hướng dẫn điều trị COVID– 19 mới nhất của Hoa kì vào tháng 1 năm 2022 cũng đã có chỉ định sử dụng Molnupiravir cho các đối tượng nói trên.

Bệnh nhân trẻ và chưa có miễn dịch có thể dùng Molnupiravir. Bệnh nhân trẻ, không có bệnh nền, đã có miễn dịch do đã tiêm vắc xin hoặc do tái nhiễm không cần thiết phải điều trị bằng Molnupiravir do lợi ích không tương xứng với nguy cơ khi sử dụng thuốc. Với những người lớn tuổi, có bệnh nền, dù nếu bị tái nhiễm thì cần điều trị bằng Molnupiravir, vì đây là nhóm người có yếu tố nguy cơ cao.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/

3. Cần chú ý gì trong việc bảo quản thuốc Molnupiravir ?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Nhìn chung Molupiravir có tính ổn định cao và không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Vì vậy, chỉ cần lưu ý để thuốc ở nhiệt độ ổn định trên dưới  và không quá -25°C và không quá -40°C là đủ.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)

 
4. Sự khác nhau giữa Molnupiravir và các loại thuốc kháng virus khác trên thị trường?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 chưa cần phải nhập viện, ngoài Molunpiravir, theo hướng dẫn FDA Hoa kì có 3 loại thuốc được xác định là có hiệu quả để giảm nguy cơ diễn tiến nặng là Paxlovid (thuốc uống), các thuốc kháng thể đơn dòng và Remdesivir (thuốc truyền tĩnh mạch). Tuy nhiên các thuốc này rất hiếm ở thị trường Việt Nam (Remdesivir có thể có nhưng ở Việt Nam chỉ dành cho bệnh nhân nội trú vì phải truyền tĩnh mạch trong 3 ngày).
Một số thuốc kháng virus khác hiện đang có ở Việt Nam như favipiravir (Avigan) và umifenovir (Arbinol) cũng có thể có hiệu quả nhưng hiệu quả tổng kết từ các nghiên cứu thấp hơn so với Molnupiravir và chưa được Hoa kì đưa vào phác đồ điều trị COVID-19.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://http//www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)

 
5. Mức độ an toàn của Molnupiravir dựa trên kết quả thực tiễn?
GONSA
GONSA - Chuyên dịch vu Dược phẩm
Viên nang Molnupiravir đã được thử nghiệm lâm sàng trong quá trình điều trị COVID-19 tại Mỹ và Ấn Độ với kết quả hết sức khả quan. Qua 3 giai đoạn thử nghiệm, thuốc đã mang đến thành công trong việc giảm tải lượng virus một cách hiệu quả với kết quả ngày thứ 5 lượng âm tính RT-PCR đạt 78,3% ở nhóm thử nghiệm, so với 48,4% ở nhóm chăm sóc tiêu chuẩn.
Đến ngày điều trị thứ 10 và 14, những bệnh nhân còn lại đã có kết quả âm tính RT-PCR. Không chỉ cải thiện lâm sàng mà thử nghiệm còn cho thấy sức khỏe của bệnh nhân hồi phục một cách tuyệt vời, đồng thời khẳng định tính an toàn của thuốc, không có tác dụng phụ hay bệnh tật nào được quan sát thấy trong và sau thời gian điều trị COVID-19.
Tại Việt Nam, Bộ Y Tế cũng công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng đầy tích cực với 360 bệnh nhân sử dụng thuốc trong 2 giai đoạn thử nghiệm. Cụ thể, 160 người tham gia giai đoạn 1 đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đồng thời làm sạch hoặc giảm tải lượng virus ở bệnh nhân mắc COVID-19 vừa và nhẹ sau 5 ngày điều trị. Nhờ đó, tỉ lệ nhập viện và tỉ lệ tử vong cũng giảm đi rõ rệt.

(Nguồn: Báo Sức Khỏe Đời Sống - https://suckhoedoisong.vn/molnupiravir-thuoc-khang-virus-dau-tien-duoc-chung-minh-tinh-hieu-qua-voi-virus-sar-cov-2-169210826160603734.htm)
6. Trường hợp uống quá liều Molnupiravir (do quên rằng đã uống thuốc, dùng sai cách, …) thì cần phải xử lý như thế nào?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời: 
Trong trường hợp bệnh nhân bị quá liều, các bác sĩ sẽ theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn (thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, SpO2) và điều trị nâng đỡ nếu có vấn đề. (Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)
7. Tại sao Molnupiravir được chỉ định uống cách nhau 12h giữa các lần và trước khi ăn 1h?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Molnupiravir được chỉ định uống cách nhau 12h mỗi lần uống thuốc, tác dụng sẽ kéo dài khoảng 16 giờ (gấp 5 lần thời gian bán hủy của thuốc là 3,3 giờ). Thuốc có thể uống vào bất cứ lúc nào, kể cả bụng đói và sau khi ăn. Một số bác sĩ dặn bệnh nhân uống trước khi ăn để bệnh nhân dễ nhớ lúc uống thuốc.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)

 
8. Molnupiravir có khả năng tác động vào bộ gen của virus, nên khi dùng lâu dài sẽ có ảnh hưởng với người sử dụng. Điều này liệu có đúng?
BS. Trương Hữu Khanh
Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM trả lời:

Molnupiravir không có khả năng tác động vào bộ gen của virus. Cơ chế của Molnupiravir là khi RNA thông tin của virus phóng ra, chuẩn bị chèn vào riboxom của người để sản xuất protein thì Molnupiravir mới có tác dụng kết hợp vào RNA thông tin đó làm cho virus không hoạt động được, khiến RNA thông tin của virus không gắn được vào riboxom của người, vì thế gây ức chế virus lây lan trong cơ thể của chúng ta.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://http//www.tcsuckhoe.com/molnupiravir-duoi-goc-nhin-chuyen-gia-dich-te/%20)


 
9. Có thể tách/ cắt/ phá hủy vỏ nang của viên thuốc để bệnh nhân có thể sử dụng dễ dàng hơn không?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng

Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Theo hướng dẫn của toa thuốc thì không nên cắt hay phá hủy vỏ nang để giúp việc hấp thu thuốc tối ưu hơn và tránh để nhiễm thuốc Molnupiravir cho người khác (đặc biệt là đối với trẻ em). Tuy nhiên nếu có bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ diễn tiến nặng, cần được điều trị với Molnupiravir và không thể nuốt viên thuốc thì có thể mở hay cắt vỏ nang để cho bệnh nhân uống bột thuốc trên trong, nhưng cần cẩn thận để người khác không bị phơi nhiễm thuốc do vô ý.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)

 
10. Nhà sản xuất có uy tín hay không?
GONSA
GONSA - Chuyên dịch vụ Dược phẩm

Nhà sản xuất của Molnupiravir Stella 400 mg là Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, được thành lập vào năm 2000 (tiền thân là Công ty TNHH Liên doanh STADA – Việt Nam), hiện là doanh nghiệp sản xuất dược đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường các nước Châu Âu (SRA).
Chất lượng sản phẩm của Stella đã được công nhận trên toàn cầu thông qua sự đánh giá và công nhận của các nhà chức trách dược trên thế giới như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các Cơ quan khác. Các sản phẩm của Stella hiện đang được tin dùng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.

(Nguồn: Stella Việt Nam - http://https//www.stellapharm.com/vi/about/

 

 
11. Trong thời gian uống Molnupiravir có nên dùng thêm các thuốc khác (thuốc Tây Y hoặc Đông Y) để tăng cường hiệu quả điểu trị không ?
PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng
Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại Học Y Dược TP HCM - Đồng chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu lâm sàng của thuốc Molnupiravir trả lời:

Theo các hướng dẫn quốc tế và số liệu từ nghiên cứu thì khi điều trị với Molnupiravir không cần và không nên điều trị với các loại kháng virus khác, các kháng sinh hay corticosteroid. Có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc ho hoặc bổ sung vitamine (C, D) và nguyên tố vi lượng (như kẽm). Các thuốc Đông Y điều trị triệu chứng cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên cần phải nắm rõ thành phần của thuốc Đông Y trước khi sử dụng bởi vì một số thuốc Đông Y trôi nổi có thể có một số hoạt chất có ảnh hưởng xấu lên khả năng miễn dịch.

(Trích từ Tạp Chí Sức Khỏe: http://www.tcsuckhoe.com/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/)

 
Xem thêm
Sản phẩm phòng và trị Covid
CUFO LOZENGES (HƯƠNG NHO)
Thuốc
CUFO LOZENGES (HƯƠNG CHANH MẬT ONG)
Thuốc
CUFO LOZENGES (HƯƠNG CHANH)
Thuốc
BESWIS
Thực phẩm chức năng
SIEUSAT GS
Chế phẩm
THIÊN SỨ THANH PHẾ
Thuốc
A.T ASCORBIC SYRUP
Thuốc
Danh sách điểm bán

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi

 
Văn phòng Hồ chí minh

placeLô F14-2-2 & F14-2-3, Đường số 24, KCN Hiệp Phước, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

placeSố 88, Đường Phạm Thị Tánh, Phường 4, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Copyright © 2021 GONSA. All right reserved.